Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

HỒ ANH THÁI – TÁC GIẢ CỦA HUYỀN THOẠI “THÍCH HUYỀN DIỆU”



Theo tiểu sử đăng trên Wikipedia và do chính Hồ Anh Thái (HAT) hé lộ qua các cuộc phỏng vấn rải đều hơn 20 năm qua khắp các báo chí, diễn đàn văn nghệ thì HAT sinh năm 1960, tốt nghiệp Đại học Ngoại Giao Hà Nội năm 1983, là cán bộ ngoại giao của Bộ Ngoại Giao liên tục từ khi ra trường cho đến nay (1983-2016) . Hiện tại đã leo lên đến chức Phó Đại sứ của Đại sứ quán Việt Nam tại nước Cộng Hoà Hồi giáo Iran.  

Ngoài nghề nghiệp rất hanh thông và thành đạt của một cán bộ ngoại giao chuyên nghiệp, Hồ Anh Thái còn được đám quan chức văn nghệ ưu ái coi là một “hiện tượng văn chương” và tạo mọi điều kiện thông qua Bộ Ngoại giao đến Bộ Văn hoá để HAT xuất bản đều đặn hàng chục cuốn tiểu thuyết có chất lượng cỡ “mắm Thái”. Đáng kể hơn nữa, hai Bộ này còn đồng lòng tạo mọi điều kiện để HAT biệt phái leo lên làm chủ tịch Hội Nhà Văn ở thủ đô Hà Nội, ăn trên ngồi trước cả những cây đa cây đề trong làng văn Bắc Kỳ suốt 10 năm ròng rã (2000-2010).

Sự nghiệp cả ngoại giao lẫn văn chương của HAT bắt đầu cất cánh khi HAT được cử sang làm cán bộ ngoại giao tập sự ở Đại sứ quán Việt Nam tại New Delhi- Ấn Độ. Sau hàng chục năm cúc cung làm việc, HAT đã khoe là mình kiếm được học vị tiến sĩ Đông phương học đồng thời tự nhận mình là một nhà Ấn Độ Học (Indologist) . Nghiên cứu về Ấn độ học thì thực sự có ngành khoa học này nhưng để có thể dõng dạc khoác lên mình vinh dự một “Indologist” thì trên thế giới chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay các học giả nổi tiếng. Nhưng thôi, cứ xí xoá, cứ để nhà “Ấn Độ Học” Hồ Anh Thái thoả mãn với vinh dự tự phong ấy, rồi chúng ta sẽ thấy tầm cỡ của nhà “Ấn Độ học” này như thế nào qua vụ “Thích Huyền Diệu”.

Như HAT đã từng thú nhận trong các bài báo từ thập niên 1990 gửi từ Ấn Độ về đăng trên các báo trong nước, chính Hồ Anh Thái là người đã “phát hiện” ra Thích Huyền Diệu khi ông này đang xây dựng ngôi chùa tư nhân trên khu đất mua được ở ngoại ô Bodh Gaya-Ấn Độ trong một lần Hồ Anh Thái đi công tác tại đây vào năm 1990. Cũng chính HAT là người phát hiện ra thông báo của chính phủ vương quốc Nepal kêu gọi các nước đến xây chùa trong khu vực quy hoạch của Lumbini sau khi Nepal và Nhật Bản đã đổ công của vào khu này suốt hơn 20 năm. Và chính HAT đã là người tích cực liên hệ với chính phủ Nepal để bảo lãnh và tiến cử Thích Huyền Diệu đến Lumbini-Nepal nhận lãnh suất cất chùa quốc gia dành cho nước Việt Nam để Huyền Diệu hô biến nó trở thành ngôi chùa tư nhân của chính mình.

Hợp đồng LumBini Development Trust cho Huyền Diệu thuê đất cất chùa (tức Huyền Diệu đến Lumbini sau khi nơi này đã quy hoạch và phục hưng)




Không thể nói Hồ Anh Thái bị lừa như rất nhiều người đã từng bị Huyền Diệu lừa bịp; có chăng chính Huyền Diệu bị Hồ Anh Thái lừa vào “cõi rung chuông tận thế” huyễn hoặc đầy chất tưởng tượng của một người đã từng chọn nghiệp văn từ khi còn rất trẻ.

 Sách về Lumbini do Basanta Bidari - Trưởng đoàn khảo cổ của Nepal tại Lumbini viết. Trong đó ghi nhận rõ công tích của Ngài U Thant và Master Plan - Quy hoạch tổng thể của Lumbini do GS Kenzo Tange thiết kế. Sau khi Lumbini đã quy hoạch xong và giải toả trắng dân cư cũng như xây dựng hạ tầng sơ bộ vào đầu thập niên 1990 thì Lumbini Development Trust mới gửi thư mời các nước đến xây chùa. Thích Huyền Diệu chả có tý công lao nào trong việc phục hưng thánh địa Lumbini mà ngược lại còn là kẻ hưởng lợi từ việc phục hưng thánh địa này bởi công sức của Ngài U Thant và chính phủ hai nước Nepal-Nhật Bản.


 Với khả năng Anh Ngữ được huấn luyện rất tốt tại trường ngoại giao, lại làu thông tiếng Hindi, là một nhà Ấn Độ học tự nhận, Hồ Anh Thái đã nhiều lần đến Lumbini và đã trú ngụ ở đó khá dài ngày để nghiên cứu, sưu tầm tư liệu cho việc viết văn của anh ta. Như vậy, không như những đoàn du khách chỉ đến Lumbini cưỡi ngựa xem hoa vài ngày, Hồ Anh Thái không thể không biết đến những sự thật về quá trình phục hưng thánh địa Lumbini của vương quốc Nepal với sự giúp đỡ của Ngài U Thant-Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc và sự tài trợ tài chính, nhân vật lực suốt mấy chục năm của chính phủ Nhật Bản. Hồ Anh Thái không thể không biết các câu chuyện về Ngài U Thant có liên quan đến Lumbini. Tuy nhiên, khốn nạn nhất là Hồ Anh Thái đã dùng khả năng văn chương của mình để ăn cắp công tích của Ngài U Thant mà gán cho nhân vật Huyền Diệu để tạo dựng nên một huyền thoại không có thật. Chính Hồ Anh Thái đã kể trong các bài báo và ưu ái dành hẳn 2 chương với hơn 20 trang trong quyển “Namaskar-Xin Chào Ấn Độ” (tập đại thành kiến thức Ấn Độ học của HAT) để tô tạo Thích Huyền Diệu như một vị “Phật sống” người đã phục hưng thánh địa Lumbini, đã đứng ra mời gọi các quốc gia đến Lumbini xây cất chùa, đã có sức hấp dẫn lớn đến mức chim sếu đầu đỏ (mà Huyền Diệu tự gọi là hồng hạc) phải bay về vào trong chùa cùng sống với y ta.

Người xưa dạy rằng “Lập thân tối hạ thị văn chương” . Lập tên tuổi bằng việc sáng tác nên một huyền thoại không có thật thì càng đáng để chê cười. Hồ Anh Thái quả rất xứng đáng là một đệ tử đích tông của Trần Huy Liệu với huyền thoại Lê Văn Tám tẩm xăng vào người tự thiêu rồi chạy hàng trăm mét vào đốt cả kho đạn của Pháp. 
HAT Nổ như bom đạn!
 
Là người tự nhận là nhà Ấn Độ học chắc HAT không lạ gì khái niệm “ Karma-Nghiệp”. Karma không bao giờ bị bỏ qua, ai tạo nghiệp đều phải trả, không thể quỵt nợ Karma được. Tiếc cho một sự nghiệp thành công cả trong nghề ngoại giao lẫn trong văn chương (nếu có thể gọi những tác phẩm của HAT là văn chương) như Hồ Anh Thái. Chỉ vì kiêu ngạo coi độc giả Việt Nam bằng vung mà Hồ Anh Thái dám bịa đặt nên huyền thoại Thích Huyền Diệu xạo láo như chuyện thật. “Khẩu nghiệp”, “văn nghiệp” này chắc chắn Hồ Anh Thái phải trả cho đến phút cuối cùng của mình trong vòng luân hồi nghiệt ngã vì đã lừa đảo lòng tin của hàng vạn người; những người vì danh tiếng của HAT , vì những dòng văn biến không thành có để đặt lòng tin vào huyền thoại Thích Huyền Diệu không có thật. Đây là vết nhơ trong đời viết văn, đời làm người của Hồ Anh Thái mà có lấy hết cả nước sông Hằng cũng không thể nào gột rửa sạch tội lỗi.